Đánh giá Panasonic SC-BTT270
BTT270 là hệ thống rạp chiếu phim tại gia phổ thông tích hợp tất cả trong 1 của Panasonic. Một đầu đĩa Bluray mỏng, 5 loa vệ tinh dạng cốc và 1 loa siêu trầm nhỏ gọn chính là tất cả những gì bạn cần để nâng tầm trải nghiệm xem phim của mình lên 1 tầm cao mới – bạn chỉ cần sở hữu thêm 1 chiếc HD TV để có thể hoàn tất hệ thống này.
Mỗi một loa vệ tinh có 1 màng loa đơn để có thể kiểm soát tốt các âm có tần số trung bình và cao. Chúng kết nối đến thiết bị chính bằng loại cáp độc quyền. Tuy nhiên, đầu kết nối ở phần cuối lại sử dụng dạng tiêu chuẩn, do đó bạn có thể dễ dàng mở rộng bằng các sợi cáp thường nếu muốn. Loa siêu trầm cũng sử dụng kết nối tương tự, tuy nhiên, sợi cáp của nó là loại không thể thay thế nên nếu muốn mở rộng, có lẽ bạn phải cắt nó và Panasonic có thể từ chối bảo hành trong trường hợp này. Cả loa siêu trầm và loa vệ tinh đều không mang lại cảm giác chắc chắn, lớp nhựa màu đen cũng không giúp được nhiều trong vấn đề này. Ít nhất thì các loa đều có thể treo tường, giúp bạn dễ dàng đặt chúng ở bất cứ nơi đâu.
Đầu đĩa Blueray mang lại cảm giác của 1 chiếc túi hỗn hợp. Nó trông khá hấp dẫn với một mặt kính màu đen bóng láng, tuy nhiên, khả năng kết nối lại bị giới hạn khá nhiều. Thật bất ngờ khi mặt sau của máy không có cổng vào HDMI nào, điều này nghĩa là, chiếc BTT270 không thể dùng được như một trung tâm đối với tất cả các thiết bị AV. Điều này không quá tồi với những người sở hữu những chiếc TV hỗ trợ cộng nghệ ARC ( Audio Return Channe l)- tích hợp đường âm thanh xuống các cáp HDMI và biến chiếc TV thành trung tâm của hệ thống. Mặt khác, điều này làm cho việc sử dụng các thiết bị STB hoặc game console của BTT270 sẽ khó khăn hơn khi phải sử dụn cáp HDMI cho hình ảnh và 1 cáp riêng biệt cho âm thanh. Nó cũng chỉ có 1 cổng S/P-DIF và 1 ngõ vào stereo cho tín hiệu analogue để tương thích với các nguồn khác.
Kết nối ở mặt trước của máy có vẻ tốt hơn đôi chút. Có 1 khe cắm thẻ nhớ SD và cổng USB thứ 2 giúp chơi các loại file đa phương tiện lưu trữ sẵn. Nó cũng có thể chơi nhạc trực tiếp từ iPod bằng 1 chân đế rời. Chúng tôi không gặp trở ngại gì khi chơi nhạc từ iPhone bằng điều khiển từ xa, bạn có thể đổi giữa những bài hát khi nghe. Tuy nhiên, chạy các file video từ USB lại gặp nhiều vấn đề rắc rối, số lượng định dạng hỗ trợ rất hạn chế, bạn chỉ có thể chơi các fil dạng DivX HD và Xvid, âm thanh Mp3 và các file ảnh JPEG. Các loại file khác bị từ chối chạy hoặc đơn giản là chẳng hiện gì.
Hệ thống menu dạng icon của Panasonic là khá cơ bản tuy nhiên có rất nhiều tùy chọn để tinh chỉnh hình ảnh và chất lượng âm thanh, nó cũng có 1 menu riêng biệt cho dịch vụ VIERA Cast. Có khá nhiều các dịch vụ online khả dụng, bao gồm Youtube, Facebook và Twitter, các mạng radio online và dịch vụ thuê phim từ AceTrax. Tuy nhiên, không có các dịch vụ TV trực tuyến từ BBC hoặc Five.
Hiệu năng âm thanh thì khá rời rạc. Loa siêu trầm có kích thước quá bé nên không thể kiểm soát được các âm bass đặc biệt mạnh mẽ. Trong các thử nghiệm phim, nó thiếu đi các âm thanh lớn như tiếng chạy xe hay đấu súng,.... khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng giá tiền. Loa vệ tinh có tốt hơn nhưng dải mid nghe có vẻ hơi thô trong khi các âm thanh cao lại hơi mỏng. Trải nghiệm chung là khá hay tuy nhiên không được phong phú như các dàn âm thanh chúng tôi đã thử khác. Hiệu ứng không gian trong những cảnh của Casio Royale dường như đến từ từng loa riêng lẻ hơn là một không gian bao trùm.
Mặc dù chiếc BTT270 được nhắm đến các tín đồ phim có ngân sách eo hẹp bằng cách đề xuất 1 giải pháp giá rẻ để nâng cấp hệ thống âm thanh, nó dường như là 1 khoản đầu tư thất bại với kết nối hạn chế và các tính năng online giới hạn. Chỉ cần bỏ thêm 50 bảng anh, bạn có thể sở hữu mẫu BDP-E380 của Sony với âm thanh tuyệt vời, nhiều cổng cắm và nội dung online phong phú.